Cơ hội lớn đối với việc thực tập khi đi du học

Đi thực tập ở nước ngoài là một trải nghiệm tuyệt vời cho những ai mê khám phá. Không chỉ được học hỏi từ thực tế, bạn còn có thể tận hưởng các kì nghỉ để thăm thú các vùng đất mới mới sẽ giúp vốn sống của bạn được mở mang hơn nhiều.
Trong quá trình du học, bạn sẽ có một hoặc nhiều đợt thực tập. Các đợt thực tập này có thể là bắt buộc hoặc được lựa chọn, được nhận lương hoặc không lương nhưng luôn được xem là cơ hội lớn, đem bạn đến với môi trường chuyên nghiệp, được làm việc với các chuyên gia, mở rộng quan hệ trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi để hiểu rõ hơn về tính chất công việc và đưa ra những quyết định sáng suốt cho hành trình tương lai của mình.
Quãng thời gian thực tập ở nước ngoài có thể rất hào hứng và dĩ nhiên bạn luôn muốn tận hưởng triệt để, nhưng hãy luôn nhắc nhở bản thân về mục đích thực sự của bạn và hơn hết, kết quả thực tập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập.

London, Monday 10th October: Unemployed youngsters from across the UK line-up outside of Job Centre, Denmark Street, Central London on Monday 10th October ready to take part in the ‘Walk for Work’ to Westminster to raise awareness of million young people unemployed, led by Joseph Hayat and Hafsah Ali for their Battlefront campaign

Nhớ lại quãng thời gian ban đầu, bạn đã phải đầu tư thời gian, công sức và chuẩn bị thật kĩ lưỡng mới vượt qua những ứng viên bản xứ khác để xin được vị trí thực tập như ý. Các công việc thực tập này có thể được đảm bảo trả lương (ví dụ như thực tập ngành Du lịch – khách sạn tại Thụy Sĩ) hoặc thực tập không lương (thường là các kì thực tập dưới 1 tháng). Thực tập có lương – bạn sẽ có một danh sách các công việc cần hoàn thành, phải làm việc thật sự và tất nhiên sẽ là cơ hội để bạn được “nếm mùi” trách nhiệm trong công việc.

Tất cả những lý thuyết đã được học ở trường giờ sẽ được áp dụng trong thực tế. Bạn sẽ được làm việc cùng những người dày dặn nhiều năm kinh nghiệm, tham gia vào các kế hoạch, chiến dịch, sự kiện thực tế chứ không chỉ là những dự án trên sách vở nữa.
Giờ bạn không chỉ là cô sinh viên kinh tế ngồi trên lớp lập dự án, lên kế hoạch với những ý tưởng sách vở mà sẽ phải giao tiếp trực tiếp với những con số, đương đầu và giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh trong doanh nghiệp. Bạn cũng không còn là cậu sinh viên truyền thông ngồi ở nhà làm áp-phích cho một sự kiện giả tưởng nộp thầy chấm điểm, mà sẽ phải nhận trách nhiệm vào mình – đối diện với dư luận xã hội khi tấm áp-phích đó được treo đầy trong thành phố. Hay những cô cậu sinh viên ngành du lịch khách sạn sẽ được tham gia vào một guồng quay thật sự của các khách sạn, nhà hàng 4 sao, 5 sao với bề dày hoạt động cả thế kỉ, nhằm mang đến những dịch vụ tốt nhất và hài lòng nhất cho các bậc “thượng đế” vương giả.

Một cơ hội quá tốt để học hỏi thì tại sao lại không thể hiện hết mình? Chẳng phải khâu lắp ráp bao giờ cũng thú vị, kích thích trí tò mò hơn khâu đọc hướng dẫn sử dụng?

để có kì thực tập như ý

Đừng quá áp lực, quá nghiêm khắc với bản thân, mà hãy chỉ coi đây là một cuộc chơi, một cuộc chơi mà bạn không hề đơn độc.
Tất nhiên, ban đầu bạn sẽ không thể hòa nhập ngay được vì hai rào cản ngoại ngữ và văn hóa – nhưng hãy coi đây là cơ hội để phát triển vốn ngoại ngữ và làm dày thêm hiểu biết về văn hóa của mình. Đi thực tập cần nhiều khả năng, kĩ năng về ngôn ngữ hơn cả khi đi học. Trừ khi bạn làm việc trong một môi trường 100% nói tiếng Anh, nếu không thì vẫn sẽ có những khoảnh khắc bạn thấy mình lóng ngóng lúc họ chèn một số từ bản địa hoặc nói tới những nhân vật bản xứ mà bạn không biết là ai (các chính trị gia, nhà văn, họa sĩ,…). Cách duy nhất để hòa nhập là chịu khó tìm hiểu văn hóa công sở, môi trường làm việc, tra cứu các từ lóng và “cà kê” với những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn bạn.

Trong quá trình thực tập, hãy lân la trò chuyện với đồng nghiệp – những người có cùng định hướng học vấn giống bạn, để học hỏi xem họ đã đến được vị trí hiện tại như thế nào. Nếu bạn thể hiện được khả năng của mình, họ sẽ sẵn sàng ủng hộ bạn bằng cách giới thiệu với bạn bè làm cùng ngành nghề, thậm chí là đề cử bạn vào làm ngay tại nơi mà bạn đang thực tập nữa đấy!Việc gần gũi với các cộng sự cũng sẽ giúp bạn xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp có thể tiếp diễn ngay cả khi bạn đã không còn là thực tập sinh ở đó.

Thực tập sẽ mang đến cho bạn nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác nhau. Hãy làm thật tốt những công việc đó và ghi lại đặc điểm, khó khăn, thuận lợi của từng nhiệm vụ một. Các thầy cô nước ngoài thường khuyên sinh viên viết lại những trải nghiệm thực tập của mình thường xuyên, thậm chí là viết lại mỗi ngày. Điều này sẽ giúp quá trình viết báo cáo luận văn thực tập của bạn dễ dàng hơn mà không sợ bỏ sót những nhiệm vụ mình được giao. Những lưu ý mà bạn lưu lại có thể sẽ rất có ích cho quá trình làm việc sau này.

Khi đã có trong tay những lời nhận xét của người quản lý thực tập, hãy đọc kĩ những đánh giá đó để xem bạn có phù hợp với công việc kia không. Liệu với trải nghiệm đó, bạn thấy mình có hợp với môi trường làm việc quốc tế, hay có nên chuyển hẳn sang công tác nghiên cứu thay vì đi làm công ty chẳng hạn.
Sau khi thực tập, đừng quên suy nghĩ để vạch ra kế hoạch tiếp theo của bạn là gì. Kết quả của một kì thực tập tốt đẹp có thể sẽ giúp bạn định hướng rõ hơn con đường sắp tới.

Đi thực tập ở nước ngoài là một trải nghiệm tuyệt vời cho những ai mê khám phá. Không chỉ được học hỏi từ thực tế, bạn còn có thể tận hưởng các kì nghỉ để thăm thú các vùng đất mới mới sẽ giúp vốn sống của bạn được mở mang hơn nhiều.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *