Những khó khăn mà du học sinh Ý phải vượt qua

Tuy nhiên, điều lo lắng nhất với DHS là chính phủ đang cắt giảm học bổng, cắt giảm tiền ăn và các trường tăng học phí. Năm ngoái, học bổng của sinh viên năm nhất 5e/ngày thì năm nay là 3e/ngày. Sinh viên năm hai là 7.5 E/ngày năm nay là 5E/ngày…

Du học Ý: Hẳn bạn từng biết đến nước Ý xinh đẹp nằm bên bờ Địa Trung Hải với những toà nhà cổ kính và nền văn hoá thú vị bậc nhất châu Âu. Nhưng liệu đặt chân đến Ý du học có phải là một lựa chọn đúng đắn? Hãy cùng tìm hiểu cuộc sống của du học sinh Việt tại Ý nhé!
england

Nhắc đến Ý, chúng mình thường nghĩ đến những di sản thế giới, câu chuyện tình yêu thành Verona với sự lãng mạn bậc nhất, văn hóa ẩm thực làm say lòng cả những vị khách khó tính. Một tách cà phê thơm lừng, đĩa mỳ spaghetti đẹp mắt hay những miếng pizza khó cưỡng. Còn phong cách thời trang sang trọng và đài các mà hiếm có nơi nào trên thế giới này có được.

Nhiều người mơ ước được đến Ý, mảnh đất xinh đẹp, mảnh đất của nghệ thuật và cảm xúc vô tận. Nơi mà các nhà làm phim Hollywood chọn làm bối cảnh cho phim như “Twilight, Điệp viên 007, Ocean 12″…

Thế đấy, đó chắc chắn là ý nghĩ đầu tiên nếu bạn có cơ hội được đến Ý. Đối với du học sinh, Ý không hào nhoáng đến thế, thực tế trái ngược khi bạn phải sống, học tập và làm việc ở nơi đây, đặc biệt trong thời điểm kinh tế nước thế giới đang chìm trong khủng hoảng.

Khó khăn đầu tiên là ngôn ngữ. Tiếng Ý không phải phổ biến và du học ở Ý chưa là sự lựa chọn hàng đầu của du học sinh (DHS). Nhiều bạn DHS chọn học Ý theo chương trình tiếng Anh vì điều kiện yêu cầu ở mức bình thường, nhẹ nhàng hơn nhiều so với xin học ở Mỹ, Úc hay Anh. Mặt khác, nếu như không xin được học bổng của trường thì có khả năng xin được học bổng của vùng (học bổng DSU hỗ trợ cho du học sinh các nước đang và kém phát triển, tiền học phí, ăn ở và sinh hoạt phí). Việc xin visa cũng dễ dàng hơn so với các nước khác và yêu cầu chứng minh tài chính không cao (chỉ khoảng 5000€/năm).

Học bổng DSU phải xin lại theo từng năm, nếu năm nhất kết quả học tập không tốt thì chắc chắn rằng năm hai sẽ không còn học bổng. Việc giao tiếp khó khăn, làm giấy tờ thủ tục hành chính ở Ý do tiếng không tốt, vốn tiếng Anh của người Ý là rất kém cỏi nữa!

Bạn Đỗ Ngọc Châu, sinh viên trường đại học Bách Khoa Milan chia sẻ với chúng tớ: “Việc làm giấy tờ ở Milan rất nhiêu khê và làm được hay không phụ thuộc vào… may mắn. Như đợt mình mới sang, đi làm giấy phép cư trú. Do không biết tiếng Ý nên mỗi lần đi mình phải nhờ các anh chị đã ở đây từ trước rồi đi cùng. Ngày thứ 6, ra bưu điện trung tâm thành phố mua mẫu để gửi lên cơ quan cư trú của Ý.

Hết mẫu, hỏi người ta bằng vốn tiếng Ý ít ỏi thì nhận được câu trả lời không mấy nhiệt tình . Đến thứ 2, mình phải xin nghỉ cours để quay lại đó hỏi, người ta bảo hết và yêu cầu thứ 3 quay lại. May có người dân tốt bụng bảo đến bưu điện nhỏ cách đây không xa hỏi thử. Mình lấy được đơn, hì hục điền. Vừa điền vừa trả từ! Khổ lắm cơ.

Phải mất tháng rưỡi mình mới cầm được cái thẻ cư trú trên tay và nhiều anh chị nói đấy là may mắn!” – Châu chia sẻ.

Bên cạnh đó, người dân ở Milan có vẻ không thân thiện, cởi mở lắm so với người dân ở miền Nam.

Ngoài ra, phải chia sẻ thêm là, kinh tế của Ý – nền kinh tế thứ 3 Châu Âu đang phát triển theo chiều hướng xấu. Cuộc sống của các bạn DHS tại đất nước hình chiếc ủng chịu nhiều ảnh hưởng. Kể ra ở đây thì có không ít các vấn đề đâu nhé, với các bạn DHS phải đi xin thực tập, thời điểm này ít ai có thể cười tươi, vì số lượng người thấp nghiệp ùn ùn mỗi năm. Chăm chỉ tìm kiếm các thông tin trên Internet, rải hồ sơ xin việc khắp nơi và chờ đợi còn mệt. Xin được việc, nhưng lương rất thấp, có khi phải làm không công. Các doanh nghiệp thường không hồ hởi nhận DHS thực tập, vì tâm lý “ngại” nhận người nước ngoài hoặc nếu có thì yêu cầu của họ cũng cao hơn nhiều so với sinh viên bản địa. Muốn tìm việc part-time trang trải cuộc sống chẳng dễ dàng gì. Nói không rành tiếng Ý, nguồn việc hiếm, chẳng có mối quan hệ quen thân.

Tuy nhiên, điều lo lắng nhất với DHS là chính phủ đang cắt giảm học bổng, cắt giảm tiền ăn và các trường tăng học phí. Năm ngoái, học bổng của sinh viên năm nhất 5e/ngày thì năm nay là 3e/ngày. Sinh viên năm hai là 7.5 E/ngày năm nay là 5E/ngày…

Nhiều chiêu “thắt lưng buộc bụng” đã được dân tình nhà ta tận dụng triệt để. Ví dụ, tận dụng việc chính phủ trợ giá nhà( đa phần là sinh viên năm 1 và sinh viên năm 2) sẽ dư dả hơn so với sinh viên bên ngoài. Ăn uống có thẻ ăn của trường, các bạn DHS có thể gửi thẻ ở siêu thị mua đồ cũng ổn hoặc gửi thẻ ở các nhà hàng do trường chỉ định (nhà hàng Trung Quốc, Pizzeria…).

Bạn Mi Mèo, du học sinh ở Milan chia sẻ thêm về cuộc sống ở miền Bắc với miền Nam khác nhau nhiều, đó là cơ hội để các bạn có thể khám phá và trải nghiệm tinh thần “Thép đã tôi thế đấy”. Còn các bạn thì sao, có vì những khó khăn mà chúng tớ chia sẻ ra đây mà thụt lùi ý chí đến học tập tại đất nước hình chiếc ủng không nào?

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *