Những khó khăn trong những ngày đầu du học Úc
Sách báo, Internet sẽ là nguồn thông tin hữu ích mà bạn có thể tìm hiểu về đất nước mới, từ phong tục tập quán, con người, nếp sống, xã hội….Ngoài ra, bạn có thể tham khảo từ bạn bè, người thân đã từng hoặc đang sinh sống tại Úc để có góc nhìn thực tế nhất về môi trường sống tại đó.
Đi học xa nhà đã là một vất vả, du học tới một đất nước khác còn vất vả hơn nhiều. Những bỡ ngỡ ban đầu là điều mà bất kỳ một du học sinh nào cũng gặp khi đặt chân đến một đất nước xa lạ. Học tập ở nước ngoài nói chung và tại Úc nói riêng, bạn phải xa người thân, bạn bè, lại không có kinh nghiệm gì cả, chắc hẳn sẽ có vô vàn những khó khăn trong thời kỳ đầu này. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động chuẩn bị trước để có thể biến những khó khăn đó thành những trải nghiệm tuyệt vời trong cuộc đời mình. Để giúp bạn đỡ bỡ ngỡ trong lần đầu tiên đi du học, AMEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và một số kinh nghiệm, giải pháp quý giá giúp bạn dễ dàng vượt qua “khủng hoảng” những ngày đầu du học Úc.
I. Shock văn hóa và rào cản ngôn ngữ
Sống và học tập tại một quốc gia khác với một nền văn hóa mới lạ – khác biệt với nền văn hóa quen thuộc – thì hiện tượng “sốc văn hóa” là một biểu hiện thường thấy. Ban đầu, có thể bạn sẽ hứng thú khi nhìn thấy những điều khác lạ so với quê nhà. Tuy nhiên, ngay sau đó sẽ là khoảng thời gian bạn cảm thấy xa lạ và mệt mỏi với mọi thứ xung quanh.
Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà trong đó, việc chưa bắt kịp với ngôn ngữ nước sở tại chính là rào cản khó khăn nhất. Nhiều sinh viên có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt ở nước nhà nhưng vì chưa có môi trường giao tiếp nên không tránh khỏi bỡ ngỡ khi tiếp thu bài giảng, giao tiếp, sinh hoạt. Đặc biệt, ở Úc tiếng Anh là ngôn ngữ chính nhưng giọng Úc rất khó nghe, pha tạp nhiều ngữ giọng nước ngoài và rất nhiều tiếng lóng. Trong lớp giảng viên giảng bài rất nhanh, hay sử dụng từ ghi tắt những từ ngữ chuyên nghành, trong những ngày đầu tiên đi học có thể bạn sẽ giống như “vịt nghe sấm” chẳng hiểu gì cả. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, nhiều sinh viên mới đầu cảm thấy chản nản khi rơi vào tình trạng “họ nói mình không hiểu gì”, từ đó ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Phải mất một thời gian học tập, làm quen thì các bạn mới có thể bắt nhịp được với cuộc sống, thời gian đó ngắn dài tùy thuộc vào trình độ, khả năng và sự nỗ lực của mỗi người.
Việc khó giao tiếp với những người xung quanh trong giai đoạn đầu sẽ khiến bạn rơi vào “khủng hoảng” và làm bạn không muốn tiếp xúc với ai. Tuy nhiên khi đã chấp nhận những khó khăn và bắt đầu điều chỉnh để phù hợp với môi trường, thì bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với nền văn hóa bản địa.
Một môi trường học tập hoàn toàn mới, con người mới, cách ứng xử mới, nền văn hóa mới… sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng lạc lõng, khó hòa nhập… hãy cố gắng vượt qua cú “sốc” văn hóa này để bắt đầu việc học tập và nghiên cứu của bạn thật hiệu quả nhé!
Bí kíp cho bạn:
Tìm hiểu thật kỹ về nước Úc
Sách báo, Internet sẽ là nguồn thông tin hữu ích mà bạn có thể tìm hiểu về đất nước mới, từ phong tục tập quán, con người, nếp sống, xã hội….Ngoài ra, bạn có thể tham khảo từ bạn bè, người thân đã từng hoặc đang sinh sống tại Úc để có góc nhìn thực tế nhất về môi trường sống tại đó.
Vượt qua rào cản ngôn ngữ
Chuẩn bị thật tốt về ngôn ngữ để có thể giao tiếp với người bản ngữ sẽ góp phần giảm thiểu những hiểu lầm do diễn đạt không đúng cũng như giảm thiểu sự bực tức khi không thể diễn đạt đúng suy nghĩ của mình bằng tiếng nước ngoài. Phương thức nhanh nhất để cải thiện khả năng giao tiếp là việc chủ động trong giao tiếp. Bạn nên nắm lấy cơ hội giao tiếp với người bản xứ bất cứ khi nào có thể, khi đó bạn sẽ dần dần làm quen với những gì họ nói, cách thức biểu đạt từ ngữ.
Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
Đừng nhìn nhận mọi việc một cách tiêu cực mà hãy luôn giữ tin thần lạc quan, xem xét mọi việc thật kỹ, quan sát và học tập, tìm hiểu về mọi thứ một cách khách quan nhất. Đừng quá nghiêm khắc với bản thân phạm phải sai lầm nào đó vì bạn chỉ vừa mới bắt đầu cuộc sống tại một đất nước hoàn toàn xa lạ, luôn lạc quan và tự rút kinh nghiệm cho chính mình.
2. Khó khăn khi đi làm thêm
Việc làm thêm không chỉ đem đến cho bạn một khoản thu nhập để trang trải chi phi sinh hoạt, trải nghiệm môi trường làm việc để tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm hữu ích mà bạn còn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người, kết bạn và tìm hiểu về văn hóa, phong tục, con người tại một đất nước khác và nhanh chóng hòa nhập.Tuy nhiên, để tìm được một công việc làm thêm phù hợp thì không phải là điều dễ dàng. Công việc mà các bạn sinh viên lựa chọn thường là những công việc lao động phổ thông như: phục vụ nhà hàng – quá ăn, cắt cỏ, dọn tuyết, phát thư, giao báo, làm gia sư,…với mức lương và thời gian đa dạng, tùy nơi ở mà các bạn có nhiều hình thức việc làm ngoài giờ để lựa chọn theo quy định của nhà trường hay chính phủ Úc.
Bí kíp cho bạn:
Học hỏi kinh nghiệm từ đàn anh, đàn chị đi trước. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo tại một số website uy tín như seek.com, www.careerone.com.au và www.mycareer.com, xem báo hằng ngày các chuyên mục đăng tin công việc và gần đây nhất đó chính là cập nhật tin tức từ các fanpage như: “Hội du học sinh ở Úc”, “Cộng đồng người Việt ở Brisbane”,… Các fanpage này đều có đầy đủ thông tin về cuộc sống hiện tại của các du học sinh tại Úc, tình hình xã hội với độ tin cậy khá cao.
Nhờ đến sự hỗ trợ từ hội sinh viên tại trường mình du học bởi họ là những người có nhiều thông tin quan trọng, bổ ích và nhất là luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần thiết.
Tuy nhiên, bạn cần biết cân đối thời gian giữa học và làm, đừng quá đặt nặng vấn đề kiếm tiền lên trước việc học để tránh bị ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Leave a Reply