Làm thế nào để làm quen với văn hóa nước khác

Sự khác nhau và sự giống nhau được chấp nhận. Bạn sẽ cảm thấy thảnh thơi, tự tin, quen thuộc vì bạn đã cảm thân quen với hoàn cảnh và cảm thấy có thể vượt qua được các tình huống mới dựa trên kinh nghiệm mà bạn đã trải qua.
culture2
Cái gì cũng có quá trình của nó, yên tâm là sốc văn hóa không phải là mãi mãi nhé các bạn, nó cũng có quá trình bắt đầu, cao trào và tất nhiên là phải kết thúc! Quá trình này khá dài, có cả sốc văn hóa ngược nữa, nên các bạn phải chuẩn bị tốt tinh thần nhé!
Tiếp theo bài Sốc văn hóa miêu tả đầy đủ khái niệm về sốc văn hóa, trong bài này, Cầu Xanh sẽ giúp các bạn hình dung rõ ràng quá trình diễn biến của sốc văn hóa nhé!

Làm thế nào để biến sốc văn hóa thành một cơ hội học tập quí giá cho du học sinh.

Tiến trình sốc văn hóa có thể được minh họa bằng hình w. Minh họa này có thể không giống với kinh nghiệm mà bạn đã trả qua, hoặc chỉ giống một phần. Đôi khi, quá trình này có thể xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn. Nhiều người trả qua các giai đoạn của quá trình này nhiều lần, có nghĩa là các giai đoạn có thể bị lặp đi lặp lại. Ví dụ, vào những lúc quan trọng như là các ngày lễ hội hay hội họp ở gia đình, bạn sẽ cảm thấy khó khăn và cô đơn, lạc lõng, nhưng những lúc bình thường khác thì bạn lại cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng, quá trình sốc văn hóa này phản ảnh cảm giác của họ và cảm thấy rất hữu ích khi mà thấy rằng có nhiều người cùng cảm nhận giống mình. Quá trình này có thể được phân ra làm 5 giai đoạn như sau :
du học sinh, sốc văn hóa, tự cứu mình.jpg
1. Giai đoạn « trăng mật »
Khi bạn mới đến một môi trường văn hóa mới, sự khác lạ làm bạn tò mò, cuốn hút và cảm thấy phấn chấn. Giai đoạn này, bạn vẫn còn có cảm giác được bảo vệ từ trí nhớ về môi trường văn hóa ở nhà.

2. Giai đoạn « nặng nề »
Ngay sau đó, sự khác nhau tác động đến bạn và bạn cảm thấy bỡ ngỡ, xa lạ, lạc lõng, không phù hợp với mình, không phải là của mình do sự khác nhau về văn hóa và những sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè không còn ngay bên cạnh nữa.

3. Giai đoạn « hòa nhập »
Tiếp theo, bạn có thể gạt bỏ được sự khác biệt mà bạn gặp phải. Bạn có thể cảm thấy tức tối, bực bội, khó chịu hay thù địch với văn hóa mới. Vào giai đoạn này, bạn sẽ chủ yếu thấy rằng bạn ghét đến mức nào cái nền văn hóa mới so với văn hóa quê nhà. Đừng lo, vì đây thật là một phản ứng tốt. Bạn đang kết nối lại bạn với các giá trị của bạn, với chính bạn và với nền văn hóa quê hương bạn.

4. Giai đoạn « tự chủ »
Sự khác nhau và sự giống nhau được chấp nhận. Bạn sẽ cảm thấy thảnh thơi, tự tin, quen thuộc vì bạn đã cảm thân quen với hoàn cảnh và cảm thấy có thể vượt qua được các tình huống mới dựa trên kinh nghiệm mà bạn đã trải qua.

5. Giai đoạn « độc lập »
Sự khác nhau và sự giống nhau có giá trị và quan trọng. Bạn sẽ cảm thấy đầy tiềm năng và có thể tự tin vào chính bạn trong mọi tình huống. Mọi tình huống đếu trở nên vui vẻ và bạn sẽ có khả năng quyết định dựa trên sở thích và giá trị của riêng bạn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *